Trồng răng cho người không răng bẩm sinh
Trồng răng cho người không răng bẩm sinh

1. Không răng bẩm sinh – Nguyên nhân và tác hại

1.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không răng bẩm sinh

Không răng bẩm sinh là một trong những bệnh lý hiếm gặp ở người, được đặc trưng bởi sự thiếu nhiều răng hoặc hoàn toàn không có răng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng không răng này là do gen di truyền. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng không răng bao gồm:

  • Răng mọc ngầm bên trong xương, răng mọc sai vị trí, không nhú lên được khỏi nướu.
  • Quá trình hình thành mầm răng và mọc răng bị gián đoạn do rối loạn phát triển hoặc chấn thương.
  • Một số yếu tố tác động từ môi trường ngoài như viêm nhiễm, chấn thương, trị xạ, hóa chất và dùng Thalidomide trong thời gian mang thai,…
Hội chứng không răng bẩm sinh
Hội chứng không răng bẩm sinh

1.2 Tác hại khi mắc bệnh không răng bẩm sinh

Không răng bẩm sinh gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe:

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai: Không có răng đồng nghĩa với việc không thể nhai cắn, nghiền nhỏ thức ăn như người bình thường. Người mắc chứng không răng bẩm sinh chỉ có thể ăn các món ăn lỏng, mềm, xay nhuyễn. Điều này gây ra nhiều bất tiện và làm giảm chất lượng cuộc sống.
  • Tiêu xương hàm: Không răng bẩm sinh thì xương hàm sẽ không được được kích thích phát triển bởi lực ăn nhai dẫn đến hiện tượng tiêu xương. Xương hàm ở người mắc chứng bệnh này có thể tích rất nhỏ.
  • Mất thẩm mỹ gương mặt: Không có răng cộng thêm hiện tượng tiêu xương hàm sẽ khiến khuôn mặt mất đi sự cân đối và nét hài hòa tự nhiên. Các cơ vùng hàm mặt không có điểm bám sẽ bị chảy xệ, xuất hiện nhiều nếp nhăn khiến gương mặt già hơn tuổi. Vì vậy, những người mắc phải chứng bệnh này thường tự ti và khó hòa nhập với cộng đồng.
Không răng và tiêu xương hàm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc khuôn mặt
Không răng và tiêu xương hàm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc khuôn mặt

2. Phương pháp trồng răng cho người không răng bẩm sinh

Trước đây những người không răng bẩm sinh chỉ có thể đeo hàm giả tháo lắp để thay thế hàm răng của mình. Tuy nhiên, lực ăn nhai của hàm giả khá yếu và việc đeo hàm giả trong thời gian dài sẽ càng ảnh hưởng nhiều hơn tới xương hàm vốn đã bị thiếu của khách hàng.

Để khắc phục tình trạng nghiêm trọng này, trồng răng Implant là giải pháp hữu hiệu duy nhất. Tuy nhiên, trước khi trồng răng, cần tiến hành kiểm tra mức độ tiêu xương, có ảnh hưởng đến ống thần kinh (ở hàm dưới) và xoang hàm (khu vực hàm trên) hay không. Dựa trên kết quả đánh giá mà các bác sĩ sẽ lên kế hoạch phẫu thuật phù hợp:

  • Trường hợp xương hàm dưới tiêu biến trầm trọng, tác động tới ống thần kinh thì cần tiến hành dời thần kinh, trồng Implant để khôi phục lại răng hàm dưới.
  • Trường hợp xương hàm trên bị tiêu biến nhiều, sát với đáy xoang thì cần thực hiện nâng xoang, ghép xương trước khi đặt Implant hoặc thực hiện trồng Implant xương gò má.
Một phương pháp trồng răng cho người không răng bẩm sinh | Implant Center
Một phương pháp trồng răng cho người không răng bẩm sinh | Implant Center

Xem thêm: Dời dây thần kinh để cấy Implant cho người mất răng lâu năm

3. Ca lâm sàng trồng răng cho người không răng bẩm sinh tại Implant Center

Khách hàng Nguyễn Ngọc Hạnh do mắc hội chứng loạn sản ngoại bì nên không có răng bẩm sinh, tóc, lông mày và lông mi cũng không phát triển. Khi đến với Implant Center, tình trạng của Hạnh rất nghiêm trọng: Xương hàm trên đã tiêu biến rất nhiều, sát với đáy xoang hàm, thần kinh hàm dưới lộ ra do tiêu xương hàm dưới trầm trọng.

Trong trường hợp này, Ts.Bs Võ Văn Nhân cho biết nếu áp dụng kỹ thuật ghép xương và trồng Implant thông thường thì khách hàng sẽ phải phẫu thuật rất nhiều, bao gồm phẫu thuật lấy xương tự thân (thường là xương chậu), phẫu thuật ghép xương, phẫu thuật trồng Implant, phẫu thuật cấy ghép nướu,… dẫn đến xác suất biến chứng cao hơn.

Nguyễn Ngọc Hạnh với hội chứng không răng bẩm sinh
Nguyễn Ngọc Hạnh với hội chứng không răng bẩm sinh

Sau khi hội chẩn nhiều lần với các bác sĩ chuyên môn tại Implant Center, Ts.Bs Võ Văn Nhân đã chỉ định thực hiện đồng thời 2 kỹ thuật: Dời thần kinh, trồng răng Implant All on 4 để khôi phục xương hàm dưới và trồng Implant xương gò má để khôi phục răng hàm trên với sự hỗ trợ của robot định vị.

Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công tốt đẹp, sức khỏe của Ngọc Hạnh ổn định và phục hồi rất tốt. Cá bác sĩ đã gắn răng tạm tức thì sau khi trồng răng để khôi phục một phần chức năng ăn nhai. Sau 6 tháng, khi Implant đã tích hợp chắc chắn trong xương hàm, các răng sứ cố định được phục hình trên Implant.

Nụ cười tươi của Hạnh cùng Tiến sĩ Bác sĩ Võ Văn Nhân
Nụ cười tươi của Hạnh cùng Tiến sĩ Bác sĩ Võ Văn Nhân

Trồng răng cho người không răng bẩm sinh là kỹ thuật khó, đòi hỏi độ chính xác cao, vì vậy cần được thực hiện tại bệnh viện, trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ giỏi để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Vì vậy, bạn cần cân nhắc và chọn lựa địa chỉ trồng răng thật kỹ trước khi quyết định.