Hậu quả mất răng hàm và 3 cách khắc phục khi răng hàm bị mất - Implantcenter.vn

Mất răng hàm, dù là hàm dưới hay hàm trên thì về lâu về dài đều sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực tới thẩm mỹ và sức khỏe, đồng thời gây khó khăn cho quá trình phục hình răng giả về sau. Hãy cùng Implant Center tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.

Hậu quả mất răng hàm và 3 cách khắc phục khi răng hàm bị mất

Mất răng hàm nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường như xô lệch hàm, suy giảm chức năng ăn nhai, phát âm, tiêu xương hàm, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, đau khớp thái dương hàm,… Trong các biện pháp phục hình hiện nay, cấy ghép răng Implant là giải pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng răng hàm bị mất và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Hậu quả để lại khi mất răng hàm

Mất răng hàm nếu không được khắc phục kịp thời sẽ kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng như:

Khả năng ăn nhai kém

Răng hàm mất đi gây suy giảm chức năng nhai nghiền thức ăn, thức ăn không được chia nhỏ, nghiền nát kỹ lưỡng trước khi đi xuống dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu và lâu dần gây ra nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Vì khó tiêu nên cơ thể hấp thụ dưỡng chất kém, dễ mệt mỏi và suy nhược.

Làm xô lệch răng trên cung hàm

Răng hàm bị mất để lại khoảng trống trên cung hàm, khiến các răng kế cận không còn điểm tựa, từ đó ngày càng nghiêng về hướng khoảng trống, làm cho khớp cắn sai lệch và tác động xấu tới thẩm mỹ nụ cười.

Mất răng hàm gây xô lệch răng và sai khớp cắn
Mất răng hàm gây xô lệch răng và sai khớp cắn

Tiêu xương hàm

Mất răng hàm lâu ngày sẽ làm xương hàm bị tiêu hủy do không còn nhận được sự kích thích phát triển từ lực ăn nhai. Xương hàm tiêu biến còn khiến má hóp lại, cơ mặt chảy xệ, gương mặt trở nên già trước tuổi, nếu sau này bạn muốn phục hình răng cũng khó khăn hơn nhiều.

Suy giảm khả năng phát âm

Khả năng phát âm của bạn cũng sẽ suy giảm khi răng hàm bị mất. Âm phát ra thiếu chính xác, không tròn vành rõ chữ, nói ngọng, mất tự tin khi giao tiếp.

Dẫn đến nhiều bệnh răng miệng

Khoảng trống mà răng mất để lại sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu,… nghiêm trọng hơn có thể khiến răng bị lung lay và mất thêm răng.

Đau khớp thái dương, đau đầu

Mất răng hàm làm sai lệch khớp cắn, tạo áp lực lớn đến quai hàm. Có thể tạo cảm giác đau nhức khớp thái dương hàm, đau đầu khi ăn nhai, nặng nề hơn có thể gây lệch mặt hoặc liệt cơ hàm.

Răng hàm bị mất trong thời gian dài có thể gây đau khớp thái dương hàm
Răng hàm bị mất trong thời gian dài có thể gây đau khớp thái dương hàm

Phương án khắc phục mất răng hàm

Khi răng hàm bị mất, bạn nên phục hình lại trong thời gian sớm nhất có thể để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm về răng miệng.

Hiện nay có 3 biện pháp khôi phục răng hàm bị mất đó là:

Răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp bao gồm khung hàm bằng kim loại hoặc nhựa, phía trên là răng giả và người dùng có thể dễ dàng tháo rời khi sử dụng. Biện pháp này có thời gian hoàn thành ngắn, chi phí thấp nhưng chỉ khôi phục được từ 30 đến 40% chức năng ăn nhai, gây teo nướu, tiêu xương hàm, độ bền không cai và dễ bị rơi khi nói chuyện, ăn uống.

Cầu răng sứ

Kỹ thuật này sử dụng các răng kế cận răng đã mát để làm trụ sau đó gắn cố định cầu răng sứ lên trên. Phần răng sứ có màu sắc tương đồng với răng thật, được cố định trên cung hàm, ăn nhai tương đối tốt, tuổi thọ có thể duy trì từ 7 đến 10 năm.

Tuy nhiên, cầu răng sứ lại không phòng tránh được hiện tượng tiêu xương răng và xâm lấn tới những chiếc răng khỏe mạnh khác. Theo thời gian, những răng thật làm trụ sẽ bị yếu dần khiến nguy cơ mất thêm răng tăng lên.

Cấy ghép răng Implant

Phục hình Implant trong trường hợp mất răng hàm
Phục hình Implant trong trường hợp mất răng hàm

Cấy ghép răng Implant được xem là biện pháp tái tạo răng mất tiên tiến nhất hiện nay trong trường hợp mất 1 răng, nhiều răng hoặc toàn bộ hàm răng. Răng Implant có thể giúp bạn khôi phục hơn 90% khả năng ăn nhai và cảm biến thức ăn.

Kỹ thuật này sử dụng trụ chân răng bằng Titanium để cấy vào xương hàm, thế chỗ chân răng đã mất. Trụ này sẽ tích hợp vào xương, tạo thành một chân răng vững chắc, phòng tránh hiện tượng tiêu xương. Bên trên là răng sứ với hình dáng, màu sắc và kích thước tương tự răng thật.

Cấy ghép Implant giúp người dùng ăn nhai thoải mái, không tác động đến răng kế cận, khắc phục hậu quả do mất răng gây ra, cải thiện thẩm mỹ và có thể sử dụng trọn đời nếu biết cách chăm sóc.

Răng hàm là chiếc răng đảm nhận nhiều vai trò quan trọng, tình trạng mất răng hàm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Vậy nên nếu chẳng may răng hàm bị mất, bạn hãy ghé qua Trung tâm Implant trong thời gian sớm nhất để được thăm khám, đánh giá tình trạng và tư vấn Miễn Phí về hướng điều trị phù hợp.

Liên hệ trung tâm implant nha khoa