Tiêu xương hàm – Dấu hiệu nhận biết và giải pháp phòng ngừa - Implantcenter.vn
Tiêu xương hàm dấu hiệu nhận biết và giải pháp phòng ngừa

Theo các bác sĩ, tiêu xương hàm là bệnh lý răng miệng nghiêm trọng và có quá trình tiến triển âm thầm. Việc nhận biết vấn đề này tương đối khó khăn nếu bạn không tìm hiểu kỹ. Trong bài viết sau là các dấu hiệu điển hình, dễ nhận biết nhất cũng như biện pháp phòng ngừa tiêu xương, giúp bạn nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời.

1. Thế nào là tiêu xương hàm?

Tiêu xương hàm là tình trạng phần xương tại vùng hàm mặt bị suy giảm về chiều cao, thể tích, số lượng và mật độ do mất răng lâu ngày hoặc viêm nhiễm từ các bệnh lý nha chu. Quá trình này tiến triển âm thầm và thường chỉ được phát hiện khi vấn đề đã trở nên nghiêm trọng.

Xương hàm bị tiêu là vấn đề nghiêm trọng và nguy hiểm, biểu hiện ở tình trạng tiêu hủy xương ổ răng. Nếu không kịp thời khắc phục, xương hàm bị tiêu nhiều có thể gây lão hóa sớm, chảy xệ cơ mặt, méo miệng, lệch khớp cắn, không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động ăn nhai mà còn làm mất tự tin của bạn vì thẩm mỹ gương mặt không còn như trước.

2. Dấu hiệu nhận biết tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm thường xuất hiện với những biểu hiện điển hình sau đây, để có thể nhận biết sớm tình trạng này, bạn hãy lưu ý tới các triệu chứng này nhé:

2.1 Xương tại khu vực răng mất bị giảm đi về chiều cao và kích cỡ

Xương tại khu vực răng mất bị giảm đi về chiều cao và kích cỡ
Xương tại khu vực răng mất bị giảm đi về chiều cao và kích cỡ

Trường hợp khách hàng bị mất 1 hoặc nhiều răng nhưng chưa thể trồng lại thì khi há miệng sẽ thấy xương tại vùng răng mất (vẫn được nướu che phủ) bị thu hẹp lại về bề ngang hoặc chiều cao.

Nhìn theo chiều trên dưới, bạn sẽ thấy vùng xương này thấp xuống hình thành một vùng trũng so với khu vực xương hàm bình thường. Dấu hiệu này cho thấy tiêu xương hàm đã ở mức nghiêm trọng và bạn cần đi khám ngay.

Xem thêm: Trồng Implant cho người cao tuổi – Nên hay không?

2.2 Tụt nướu, chân răng dài hơn

Viêm nướu, viêm nha chu nếu không điều trị sẽ làm nướu co lại, để lộ chân răng và gây ra cảm giác ê buốt. Vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào dẫn đến nhiễm trùng chân răng và khiến xương hàm bị tiêu hủy dần dần. Đây là tình trạng tiêu xương hàm ngay cả khi bạn không bị mất răng.

2.3 Răng lung lay, đau khi ăn nhai

Tiêu xương hàm sẽ gây ra hiện tượng lung lay răng do lượng xương còn lại không đủ để giữ vững răng. Răng dần bị lung lay, cảm giác đau nhức, ê buốt khi ăn nhai cũng dần xuất hiện và mất răng là điều khó tránh khỏi.

2.4 Thay đổi thẩm mỹ gương mặt

Trường hợp mất nhiều răng và xương hàm bị tiêu biến quá nhiều, gương mặt của khách hàng sẽ bị biến đổi. Tình trạng tiêu xương làm cho các cơ trên khuôn mặt không được nâng đỡ tốt như trước, má hóp vào khiến các dấu hiệu lão hóa trở nên rõ rệt hơn. Gương mặt có thể bị lệch, các bộ phận không còn hài hòa và cân xứng.

Khuôn mặt bị biến đổi do tiêu xương nghiêm trọng
Khuôn mặt bị biến đổi do tiêu xương nghiêm trọng

2.5 Xoang hàm hạ thấp

Xoang hàm hạ thấp tại vị trí mất răng là dấu hiệu chỉ có thể nhìn thấy trên phim X – quang. Bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá sự ảnh hưởng của mất răng khu vực xoang hàm (thường là các răng hàm) đối với vị trí xoang.

Xoang hàm hạ thấp nghĩa là khu vực xương răng kế cận đã tiêu biến. Thời gian càng dài, thể tích xoang càng lớn, khách hàng có thể cần nâng xoang nếu muốn phục hình răng sau này.

3 Giải pháp ngăn ngừa tiêu xương hàm

3.1 Loại bỏ nguyên nhân dẫn đến mất răng sớm

Bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để tránh tất cả nguy cơ gây mất răng sớm bao gồm sâu răng, viêm quanh răng, viêm quanh cuống, viêm tủy răng,… Hạn chế nguy cơ va đập, chấn thương dẫn đến mất răng.

3.2 Trồng răng Implant sớm khi bị mất răng hoặc phải nhổ răng

Để ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm sau khi mất răng hoặc nhổ răng do bệnh lý thì trồng răng Implant là biện pháp duy nhất bạn có thể lựa chọn.

Đây là kỹ thuật cấy trụ Implant vào xương hàm để thế chỗ chân răng đã mất, sau đó gắn thân răng giả lên trên thông qua khớp nối Abutment. Nhờ vậy, hàm răng có thể thực hiện chức năng ăn nhai bình thường và ngăn chặn biến chứng tiêu xương.

Trồng răng Implant đem lại nhiều lợi ích to lớn như:

  • Khôi phục toàn diện răng đã mất từ chân răng đến thân răng, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và thẩm mỹ hài hòa.
  • Không xâm lấn đến răng bên cạnh, hạn chế nguy cơ mất thêm răng.
  • Trụ chân răng chắc chắn, chịu được lực ăn nhai lớn, bảo đảm ăn nhai tốt như răng thật, có thể sử dụng trọn đời.
  • Trụ chân răng có thể truyền tải lực ăn nhai đến kích thích quá trình tái cấu trúc xương hàm, ngăn chặn biến chứng tiêu xương.
Trồng răng Implant để ngăn chặn xương hàm bị tiêu sau khi mất răng
Trồng răng Implant để ngăn chặn xương hàm bị tiêu sau khi mất răng

4. Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?

Xương hàm của chúng ta phát triển ổn định dựa vào lực nhai. Khi bị mất răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống trong thời gian dài. Lực nhai không còn thì xương hàm sẽ mất đi kích thích để duy trì sự ổn định. Do đó, quá trình tiêu xương sẽ dần dần diễn ra.

Tiêu xương hàm là bệnh lý nha khoa thường gặp khi mất răng lâu năm. Tình trạng này có thể nhận biết khi có một số dấu hiệu như: tụt nướu, mất cân đối giữa nướu và các vị trí khác khiến xương hàm bị hóp lại, khuôn mặt trông già hơn so với tuổi hiện tại của khách hàng. Tình trạng này rất khó phát hiện sớm nhưng mức độ nguy hiểm rất cao nếu không được khắc phục kịp thời.

Tình trạng tiêu xương hàm ở người cao tuổi
Tình trạng tiêu xương hàm ở người cao tuổi

Thông thường, sau khi bị mất răng khoảng 3 tháng, xương hàm sẽ bắt đầu suy giảm dần. Từ 1 năm, xương hàm bắt đầu tiêu biến 25%. Từ khoảng 3 năm trở đi, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 – 60%.
Đăng ký tư vấn miễn phí

5. Tiêu xương hàm ở người lớn tuổi có nguy hiểm không?

Tiêu xương hàm ở người lớn tuổi sẽ dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng nếu để lâu không điều trị, cụ thể như:

5.1 Xô lệch răng

Tiêu xương hàm làm chất lượng xương bị tụt giảm, từ đó các răng thật còn lại bị đổ nghiêng về phía khoảng trống mất răng. Chân răng cũng vì vậy mà có triệu chứng lung lay, dễ gãy rụng khi có va chạm mạnh hoặc ăn nhai thức ăn cứng.

5.2 Ăn, nhai trở nên khó khăn

Khi bị mất răng sẽ tạo ra một khoảng trống tại vị trí mất răng. Sau một thời gian, các răng bên cạnh sẽ bị xô lệch và nghiêng ngả về vị trí răng bị mất. Điều này sẽ làm các khớp cắn bị lệch, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.

Khách hàng bị tiêu xương hàm khả năng ăn, nhai bị suy giảm dần
Khách hàng bị tiêu xương hàm khả năng ăn, nhai bị suy giảm dần

5.3 Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa

Khi xương bị tiêu biến, việc ăn nhai và nghiền nát thức ăn trở nên khó khăn, thức ăn chưa được nghiền nát kỹ đã đẩy xuống dạ dày. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là đau dạ dày.
Ngoài ra, tình trạng này xảy ra sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây nên tình trạng đau đầu, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xem thêm: Ưu nhược điểm của vật liệu ghép xương trong nha khoa

5.4 Lão hóa sớm

Khi xương bị tiêu biến tầm 60%, các dây chằng và cơ mặt bị hóp lại, lúc này da xuất hiện rất nhiều vết nhăn, má hóp lại, khiến khuôn mặt trông già đi so với tuổi thật.

Tiêu xương hàm ở người cao tuổi gây biến dạng khuôn mặt
Tiêu xương hàm ở người cao tuổi gây biến dạng khuôn mặt

Tiêu xương hàm là vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết để tránh những hậu quả nặng nề. Với những thông tin trong bài viết, Trung tâm cấy ghép Implant mong rằng bạn đã nắm được các triệu chứng điển hình cũng như giải pháp ngăn chặn xương hàm bị tiêu hủy. Để được điều trị an toàn, nhanh chóng và hiệu quả, bạn hãy đặt hẹn ngay với các bác sĩ tại Implant Center nhé.

[widget id="custom_html-2"]