Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể chỉ định nâng xoang nhằm đảm bảo đầy đủ điều kiện trước khi tiến hành cấy ghép Implant. Đây là một kỹ thuật phức tạp trong nha khoa, cần được thực hiện bởi bác sĩ giỏi – giàu kinh nghiệm tại các cơ sở nha khoa uy tín.
1. Nâng xoang là gì?
Khi răng bị mất lâu ngày sẽ diễn ra quá trình tiêu xương, đồng thời xoang hàm xuống thấp làm cho xương hàm bị giảm về chiều cao, thể tích và mật độ. Khi đó, nâng xoang hàm là giải pháp tối ưu để giúp khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Nâng xoang là kỹ thuật làm tăng chiều dày xương hàm trên nhằm tạo điều kiện cần thiết để cấy ghép Implant, đảm bảo sự thành công lâu dài của Implant. Kỹ thuật này thường được chỉ định trong các trường hợp như:
- Răng hàm phía trên bị mất, xương tiêu dần, xoang hàm bắt đầu mở rộng ra và phá hủy xương hàm từ trong ra bên ngoài.
- Sau khi nhổ các răng bị nha chu hoặc răng bị nhiễm trùng nặng
- Khi mang hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng cố định quá lâu, làm tiêu xương nặng.
2. Chỉ chỉ định và chống chỉ định nâng xoang ghép xương trong phục hình Implant
Nâng xoang ghép xương là thủ thuật hỗ trợ phổ biến trong phục hình răng Implant. Tuy nhiên, chỉ định thực hiện phải được đưa ra dựa trên tình trạng của khách hàng.
Chỉ định nâng xoang ghép xương trong cấy ghép răng Implant bao gồm:
- Mất răng lâu năm: Khách hàng đã mất một hoặc nhiều răng trong thời gian dài khiến xương hàm tiêu biến, và có mong muốn phục hồi chức năng, vẻ đẹp của răng.
- Khối lượng xương không đủ: Khách hàng có xương hàm không đủ khối lượng để hỗ trợ việc cấy ghép răng Implant mặc dù chưa bị tiêu xương.
- Xương mở rộng: Khách hàng có hàm rộng hơn so với thông thường, không đủ xương để cấy ghép Implant. Cấy ghép thêm xương có thể giúp tạo ra đủ không gian để cấy ghép răng Implant.
- Xoang hàm hạ thấp: Xương hàm trên bị tiêu đi nhiều, thành xương quá mỏng khiến xoang hàm tụt sâu.
Tuy nhiên, còn một số trường hợp chống chỉ định nâng xoang ghép xương trong cấy ghép Implant, bao gồm:
- Tình trạng sức khỏe không tốt: Khách hàng có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường không kiểm soát hoặc bệnh gan. Trong trường hợp này, việc phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của khách hàng.
- Rối loạn đông máu: Người có tiền sử bệnh máu khó đông có nguy cơ gặp biến chứng sau khi phẫu thuật.
- Có bệnh về xoang hàm: Khách hàng bị viêm xoang hoặc các bệnh lý khác về xoang hàm cũng không thể thực hiện nâng xoang.
- Hút thuốc: Khách hàng hút thuốc lá hoặc sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng tới quá trình lành thương, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và suy giảm thành công của phẫu thuật.
Quyết định nâng xoang ghép xương trong phục hình răng Implant phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và cần có chỉ định từ bác sĩ nha khoa.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích đem lại và điều kiện để cấy ghép Implant tức thì
3. Các kỹ thuật nâng xoang trong trồng răng Implant
Hiện nay có 2 kỹ thuật nâng xoang phổ biến, đó là: nâng xoang kín và nâng xoang hở. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng kỹ thuật phù hợp.
3.1 Nâng xoang kín
Nâng xoang kín là kỹ thuật nâng xoang từ bên trong, thông qua lỗ cấy Implant. Bác sĩ sẽ mở một đường trên nướu đến vùng xoang hàm cần nâng, sau đó tạo một lỗ nhỏ ở phần xương để nâng màng xoang lên. Tiếp theo bác sĩ sẽ thực hiện ghép xương để lấp đầy khoảng trống giữa xương hàm và màng xoang vừa nâng.
Kỹ thuật nâng xoang kín sẽ được áp dụng khi xoang hàm trên hạ không quá thấp, lượng xương cần bổ sung không quá nhiều. Với kỹ thuật này, bác sĩ không cần phẫu thuật can thiệp quá nhiều nên hạn chế sưng đau và thường được thực hiện đồng thời với ghép xương và đặt trụ implant.
3.2 Nâng xoang hở
Nâng xoang hở còn được gọi là kỹ thuật nâng xoang bằng cửa sổ bên. Để thực hiện, bác sĩ sẽ rạch một vách ngắn tại khu vực nướu bên cạnh răng mất, sau đó sẽ thực hiện ghép xương thông qua vị trí này.
Kỹ thuật nâng xoang hở thường được áp dụng khi tình trạng tiêu xương nghiêm trọng diễn ra, chiều cao xương hàm còn dưới 4mm, xoang hàm mở rộng nhiều. Kỹ thuật này được thực hiện đồng thời với quá trình cấy ghép trụ implant hoặc sau khi nâng xoang 4 – 6 tháng, bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật đặt trụ implant vào xương hàm.
4. Nâng xoang kín hay nâng xoang hở tốt hơn?
Với thông tin trên, khách hàng có thể phân biệt nâng xoang kín và nâng xoang hở rồi phải không nào? Nhưng giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở kỹ thuật nào tốt hơn là mối bận tâm được nhiều khách hàng quan tâm.
Thực tế, việc quyết định chọn phương pháp nâng xoang nào sẽ được bác sĩ chỉ định dựa vào mức độ tiêu xương hàm, tình trạng xương hàm hiện tại của khách hàng và kết quả chẩn đoán lâm sàng.
5. Sau khi nâng xoang ghép xương bao lâu thì cấy Implant được?
Khách hàng thực hiện nâng xoang ghép xương cần chờ một thời gian để vết thương lành lại, xương ghép và mô xương tự thân tích hợp với nhau. Khi xương hàm đã đáp ứng được điều kiện về kích thước và chiều cao, khách hàng mới có thể thực hiện cấy ghép Implant.
Thường thì khách hàng sẽ cần chờ khoảng 1 đến 6 tháng tùy vào khả năng tích hợp xương và cơ địa từng người. Một số ít trường hợp có thể thực hiện ghép xương, nâng xoang và cấy ghép Implant cùng lúc. Điều này sẽ được bác sĩ cân nhắc và trao đổi với khách hàng trước khi thực hiện.
6. Quy trình nâng xoang ghép xương trong cấy ghép Implant
Nâng xoang đã trở thành tiến trình điều trị có tiên lượng tốt cho đặt implant 4 trong vùng phía sau xương hàm trên tiêu xương trầm trọng. Đây là kỹ thuật khá phức tạp, cần được thực hiện theo quy trình chuẩn như sau:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp Cone Beam CT 3D để khảo xác tình trạng xương hàm và xem xoang hàm hạ thấp đến mức nào.
- Bước 2: Lập kế hoạch điều trị cụ thể, dự kiến cách thức nâng xoang phù hợp và khối lượng xương ghép cần thiết.
- Bước 3: Tiến hành nâng xoang kín hoặc nâng xoang hở tùy theo tình trạng của mỗi khách hàng.
- Bước 4: Sử dụng xương nhân tạo để ghép vào vùng trống xoang vừa được nâng, sau đó bác sĩ sẽ đóng kín vết thương.
- Bước 5: Đối với nâng xoang kín, khách hàng có thể thực hiện đặt trụ Implant ngay. Còn đối với trường hợp nâng xoang hở thì không thể cấy Implant ngay mà phải đợi cho đến khi lành thương.
7. Implant Center – Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ cấy ghép Implant nha khoa
Nâng xoang trong cấy ghép Implant đòi hỏi phải được thực hiện bởi Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, phác đồ điều trị hiệu quả. Đồng thời nha khoa cũng cần trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại để hỗ trợ quá trình ghép xương và nâng xoang thành công.
Implant Center là địa chỉ cấy ghép Implant chuyên sâu tại TP.HCM, đạt tiêu chuẩn quốc tế mà bạn có thể tham khảo nếu băn khoăn không biết nên trồng răng ở đâu.
- Quá trình nâng xoang, ghép xương và cấy ghép Implant sẽ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm lâm sàng. Tiêu biểu là TS.BS Võ Văn Nhân, chuyên gia cấy ghép Implant hàng đầu Việt Nam với kinh nghiệm trên 25 năm, đã thực hiện thành công hàng chục ngàn ca cấy ghép Implant từ đơn giản đến phức tạp.
- Ứng dụng kỹ thuật hiện đại, tương đồng các nha khoa Implant châu Âu, đảm bảo quá trình trồng răng implant nhanh chóng, chính xác, hoàn toàn không đau. Nổi bật với các công nghệ như: robot định vị X-Guide, máy chụp X-quang CT Cone Beam 3D, công nghệ Scan mặt 3 chiều,…
- Ngoài yếu tố chuyên môn, Implant Center còn được khách hàng tin tưởng lựa chọn nhờ dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, chính sách bảo hành chuyên nghiệp, dài lâu. Khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại đây sẽ được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt như: tư vấn miễn phí, bảo hành chuyên nghiệp, đưa đón miễn phí,…
Vì xương hàm sẽ tiêu nhiều theo thời gian, nên việc thay thế răng mất bằng Implant càng sớm thì càng dễ thực hiện, tỷ lệ thành công cao, cũng như giữ được thẩm mỹ, đồng thời không cần phải thực hiện nâng xoang hay ghép xương.
Để được tư vấn cụ thể hơn, liên hệ ngay Trung tâm cấy ghép Implant các chuyên gia sẽ hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.