Răng cấm mất đi không những tác động trực tiếp tới khả năng ăn nhai mà thời gian dài còn khiến cấu trúc gương mặt và toàn bộ hàm răng bị ảnh hưởng. Vậy, răng cấm nằm vị trí nào trong hàm? Răng cấm có thay thế được không? Hãy để Implant Center giải đáp thắc mắc cho bạn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Răng cấm là răng nào? Mất răng cấm kéo theo những hậu quả gì?
Răng cấm là tên gọi để chỉ những chiếc răng hàm lớn trên cung hàm (răng số 6 và răng số 7). Răng này bắt đầu mọc lên vào giai đoạn 6 – 8 tuổi và không thay thế như răng sữa, chúng chỉ mọc lên 1 lần duy nhất. Sở dĩ được gọi là răng cấm vì chúng có liên hệ với nhiều dây thần kinh, đảm nhận chức năng ăn nhai chủ chốt và không thể tùy tiện nhổ bỏ.
Vì mọc từ khi còn nhỏ nên răng cấm rất dễ bị sâu, hỏng nếu không được chăm sóc đúng cách. Mất răng cấm sẽ kéo theo nhiều hậu quả nặng nề như:
1.1 Suy giảm khả năng ăn nhai và tác động tới hệ tiêu hóa
Sức nhai của toàn bộ cung hàm sẽ giảm đi khoảng 70% khi bạn bị mất răng cấm tại một bên hàm. Vì vậy, những người mất răng này thường phải đổi bên nhai khiến răng cấm tại khu vực đó mòn đi nhanh chóng. Trường hợp mất răng cấm cả hai bên,lực nahi bị thay đổi lên những răng khác, khiến chức năng ăn nhai bị rối loạn.
Bên cạnh đó, thực phẩm không được nhai nghiền kỹ ở khoang miệng sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Lúc này, dạ dày cần hoạt động và co bóp nhiều hơn, thời gian dài sẽ dẫn đến những bệnh lý như viêm đại tràng, viêm dạ dày,…
1.2 Tiêu xương hàm, lão hóa mặt
Mất răng cấm trong thời gian dài sẽ khiến xương hàm tại khu vực đó tiêu hủy dần. Lúc này, xương nâng đỡ nướu bị sụt giảm dẫn tới hiện tượng hóp má, chảy xệ cơ mặt, mất cân đối khung xương, gây lão hóa và khiến gương mặt già hơn tuổi thật.
1.3 Sai khớp cắn
Những chiếc răng xung quanh răng bị mất thường có xu hướng xô lệch và đổ nghiêng về phía khoảng trống. Răng đối diện bị trồi ra, gây mất cân đối với các răng khác. Hậu quả để lại là sai lệch khớp cắn.
Xem thêm: Chia sẻ các kinh nghiệm trồng răng Implant hữu ích
1.4 Mất thẩm mỹ và sự tự tin
Khi xương bị tiêu đi do mất răng lâu năm và gương mặt trở nên chảy xệ, lão hóa, mất cân đối, nụ cười của bạn chắc chắn sẽ không còn rạng rỡ, nét đẹp tự nhiên, hài hòa của gương mặt mất đi và tất cả những điều này đều khiến sự tự tin của bạn giảm đi.
2. Một người có bao nhiêu răng cấm?
Bộ răng vĩnh viễn của con người tổng cộng có 32 chiếc răng, bao gồm cả 4 chiếc răng khôn. Trong đó, có 8 răng cấm, chia đều 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới. Do răng cấm nằm khá khuất trên cung hàm và mặt nhai có nhiều hố rãnh nên thường có nguy cơ mắc dính thức ăn cao, dễ hình thành vi khuẩn và gây ra tình trạng sâu răng cấm.
Khi răng cấm bị sâu, nó có thể gây đau nhức răng lợi. Nếu răng cấm bị hư hỏng và phải nhổ bỏ, sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, không chỉ làm giảm chức năng ăn nhai mà còn có thể dẫn đến một số biến chứng rất nguy hiểm.
3. Răng cấm có thể thay thế không?
Không giống như răng sữa, răng cấm chỉ mọc một lần duy nhất trong đời người. Khi bị mất đi vì bất cứ lý do gì, răng cấm sẽ không thể mọc lại được nữa.
Mất răng cấm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai nuốt, khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, mất răng cấm còn khiến xương hàm bị teo lại, các răng còn lại bị lung lay và lệch lạc vị trí.
Do đó, việc chăm sóc để giữ răng cấm ở tình trạng tốt nhất là rất quan trọng. Nếu mất một hoặc cả hai chiếc răng cấm, người bệnh cần đi khám và nghe tư vấn của bác sĩ nha khoa về các phương pháp thay thế như cầu răng giả hoặc các giải pháp nha khoa khác để duy trì chức năng ăn uống và sức khỏe răng miệng tốt.
4. Phương pháp phục hình răng cấm tối ưu nhất
Trong trường hợp mất răng cấm, cấy ghép Implant luôn là biện pháp phục hình được các chuyên gia khuyến khích áp dụng. Vì sau khi điều trị, khách hàng có thể sở hữu chiếc răng hoàn hảo, đáp ứng được tất cả các chức năng của răng tự nhiên.
Răng Implant được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: trụ Implant, vít abutment và răng sứ. Trong đó, trụ Implant là bộ phận được cấy vào trong xương hàm. Sau từ 3 – 6 tháng, khi trụ và xương đã tích hợp chắc chắn với nhau, bác sĩ sẽ gắn răng sứ có độ cứng chắc cao, hình dáng và màu sắc y như răng tự nhiên lên trên trụ thông qua vít kết nối abutment.
Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là phục hình răng cấm hoàn toàn độc lập, không tác động đến các răng khác trên cung hàm, không cần mài răng như khi làm cầu răng sứ đồng thời tái tạo lại được cả chân răng nên lực nhai được khôi phục như răng thật và thậm chí còn tốt hơn. Răng Implant có tuổi thọ lên đến 25 – 30 năm hoặc trọn đời và không tạo nguy cơ viêm tủy, sâu răng nếu được chăm sóc cẩn thận.
Bên cạnh đó, vấn đề tiêu xương cũng được ngăn chặn hiệu quả nhờ quá trình vận động và tương tác giữa chân răng và xương hàm, thành dưới nướu.
5. Chi phí phục hình răng cấm bằng cấy ghép Implant
Chi phí cấy ghép Implant để phục hình răng cấm sẽ có sự chênh lệch giữa các khách hàng tùy vào loại trụ Implant sử dụng, số lượng răng mất, tình trạng xương hàm, sức khỏe răng miệng,…
Nếu khách hàng đã mất răng lâu năm khiến xương hàm tiêu biến nhiều, cần ghép thêm xương hoặc mắc các bệnh lý răng miệng cần khắc phục trước khi cấy Implant thì chi phí điều trị sẽ tăng lên.
Các dòng Implant hiện nay cũng rất đa dạng với nhiều mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo chi phí cụ thể của từng dòng Implant tại Implant Center
6. Răng cấm và răng khôn khác nhau như thế nào?
Tiêu chí | Răng cấm | Răng khôn |
Vị trí | Răng số 6 và 7, nằm ở vị trí thứ ba và thứ tư từ ngoài vào. | Răng số 8, nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm. |
Thời điểm mọc | Mọc trong độ tuổi từ 6-13. | Mọc trong độ tuổi từ 17-25. |
Chức năng | Đảm nhận việc nhai và nghiền thức ăn. Chịu lực nhai chính. | Không có vai trò trong việc nhai. |
Nguy cơ bệnh lý | Có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như những răng khác. | Nguy cơ cao, dễ mọc ngầm, mọc lệch và khó vệ sinh. |
Chỉ định | Nên bảo tồn tối đa. | Có thể nhổ khi cần thiết. |
Trồng lại răng khi mất | Rất quan trọng, nên trồng răng giả càng sớm càng tốt. | Không cần thiết. |
7. Những vấn đề thường gặp của răng cấm
Răng cấm có chức năng chính là nhai nên có bề mặt tiếp xúc lớn với thức ăn, do vậy răng cấm thường gặp phải nhiều vấn đề răng miệng khác nhau, đặc biệt là răng cấm số 6 và số 7. Một số vấn đề thường gặp của răng cấm có thể biểu hiện thành bệnh nha khoa như:
- Sâu răng: Răng số 6 và số 7 dễ mắc sâu răng do bề mặt nhai rộng, dễ bám mảng thức ăn và vi khuẩn. Việc không vệ sinh kỹ lưỡng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Ngoài ra, khi răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm, có thể chèn ép lên răng số 7 và dễ gây ra sâu răng.
- Viêm tủy răng: Trong quá trình nhai, có thể xảy ra nứt bề mặt răng số 6 và 7, từ đó vi khuẩn xâm nhập gây viêm tủy, gây đau nhức và ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến phá hủy răng và thậm chí mất răng.
- Viêm nha chu: Viêm nha chu là tình trạng viêm của mô xung quanh răng, ảnh hưởng đến cấu trúc răng và xương ổ răng. Viêm nha chu thường gây ra sưng phồng nướu, đau đớn và ảnh hưởng đến dây thần kinh quanh chân răng.
- Mất răng và tiêu xương hàm: Những vấn đề răng số 6 và số 7 nêu trên nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến phá hủy răng và thậm chí mất răng. Tình trạng mất răng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai và có thể gây ra sâu răng toàn hàm. Ngoài ra, mất răng số 6 và số 7 lâu dài cũng có thể dẫn đến tiêu xương hàm, làm cho các răng còn lại bị xô lệch, thay đổi khuôn mặt.
8. Cách chăm sóc và phòng ngừa vấn đề của răng cấm
Để duy trì một hàm răng khỏe mạnh và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến răng cấm, bạn nên xây dựng một lối sống khoa học theo tham khảo dưới đây:
- Tránh ăn uống những loại thực phẩm có nhiều đường.
- Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
- Hạn chế tiếp xúc với những thực phẩm và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tránh nhai các đồ cứng như đá, hạt bỏng ngô và các vật liệu cứng khác.
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.
- Sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày để làm sạch khoảng cách giữa các răng.
- Thay mới bàn chải đánh răng định kỳ, khoảng mỗi 4 tháng một lần.
- Định kỳ gặp nha sĩ để làm vệ sinh răng miệng.
Trong bài viết trên là toàn bộ những thông tin cơ bản về răng cấm, hậu quả khi mất răng cấm cũng như biện pháp phục hình răng cấm tối ưu nhất hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu phục hình răng hoặc còn câu hỏi nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ với Trung tâm cấy ghép Implant, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào.