Tầm quan trọng của canxi với răng - Implantcenter.vn
Tầm quan trọng của canxi với răng

Canxi là một trong những khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể, là thành phần cấu tạo nên răng và xương. Thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng ố vàng răng, chân răng suy yếu, lung lay và dễ gãy rụng. Bên cạnh đó, có thể cũng trở nên mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên, rối loạn tim mạch, cao huyết áp và tăng nguy cơ đột tử,… Trong bài viết ngày hôm nay, Implant Center sẽ cung cấp các thông tin, giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của canxi với răng, mời các bạn cùng theo dõi.

1. Canxi và vai trò của canxi với răng

Canxi là chất khoáng rất quan trọng với con người, chúng chiếm từ 1,5 đến 2% khối lượng cơ thể. Trong cơ thể, 99% canxi tồn tại ở răng và xương, 1% còn lại ở trong máu.

Răng cũng là một phần của xương nên có cấu tạo gần tương tự như xương với thành phần chủ yếu là canxi. Canxi với răng rất quan trọng, chúng giúp cho răng chắc khỏe, ngà răng và men răng cứng chắc, ngăn chặn được tự tấn công của vi khuẩn gây hại. Nếu cơ thể bị thiếu canxi trong thời gian dài, quá trình khoáng hóa và cốt hóa răng của bạn có thể bị rối loạn, dẫn đến hiện tượng mềm răng, men răng yếu, lung lay chân răng,…

Những nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu canxi cao là người cao tuổi, người thừa cân, béo phì, người mắc bệnh mạn tính.

2. Hậu quả nặng nề khi răng bị thiếu hụt canxi

Canxi với răng là thành phần cấu tạo chủ yếu, sự thiếu hụt canxi sẽ tác động trực tiếp tới chất lượng răng, khiến chân răng suy yếu, răng giòn và dễ sâu hơn. Ở trẻ sơ sinh, tình trạng thiếu canxi còn làm chậm quá trình mọc răng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Một số hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi răng thiếu canxi bao gồm:

2.1 Suy giảm chất lượng men răng, răng mềm

Thiếu canxi làm giảm chất lượng răng
Thiếu canxi làm giảm chất lượng răng

Thiếu canxi làm quá trình khoáng hóa của răng bị rối loạn, lớp bảo vệ răng bị suy yếu và răng trở nên kém chất lượng. Phần men răng mỏng và yếu hơn bình thường, dễ sứt mẻ, nứt vỡ và dễ bị ăn mòn bởi vi khuẩn tích tụ trong mảng bám trên răng. Vi khuẩn dễ tấn công từ mặt ngoài của răng vào đến ngà răng, tủy răng, gây ra hiện tượng sâu răng, nhiễm khuẩn răng miệng, viêm tủy răng,…

2.2 Tăng nguy cơ mắc viêm nha chu

Cơ thể khi thiếu canxi sẽ phát tín hiệu thần kinh để lấy canxi từ răng và xương duy trì các hoạt động sống khác. Điều này sẽ làm cho canxi trong răng suy giảm, kéo theo các vấn đề răng miệng như kích thích nướu, suy yếu chân răng, chảy máu chân răng, giảm chức năng miễn dịch của khoang miệng, tăng nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu,…

2.3 Chậm mọc răng, răng mọc lệch

Canxi với răng đặc biệt quan trọng ở trẻ nhỏ. Thiếu hụt canxi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng răng mọc chậm, kể cả là răng sữa hay răng vĩnh viễn. Khi đó, mầm răng không thể nhô lên và phát triển hoàn thiện dẫn đến răng mọc chậm.

Ngoài ra, thiếu canxi còn khiến răng mọc lệch, răng mọc không thẳng hàng, nghiêng ngả và chen chúc làm hàm răng bị xô lệch, răng mọc thưa.

Hiện tượng răng mọc lệch lạc ở trẻ nhỏ bị thiếu hụt canxi
Hiện tượng răng mọc lệch lạc ở trẻ nhỏ bị thiếu hụt canxi

2.4 Tiêu xương

Canxi là chất cấu tạo nên xương hàm, tình trạng thiếu canxi làm tăng nguy cơ tiêu xương. Tiêu xương hàm diễn ra với tốc độ nhanh hơn ở những người mất răng do xương hàm yếu. Xương tiêu đi làm sai lệch khớp cắn, cấu trúc gương mặt biến dạng, tác động không nhỏ đến thẩm mỹ.

2.5 Mất răng vĩnh viễn

Kết quả từ một nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy nguy cơ mất răng ở người thiếu canxi cao hơn so với người bình thường. Thiếu canxi khiến xương yếu, xốp và dễ gãy. Điều này khiến khả năng nâng đỡ răng của xương hàm giảm đi, từ đó răng rất dễ bị gãy rụng.

Xem thêm: Bệnh tim mạch có trồng Implant được không?

3. Trồng răng Implant – Biện pháp phục hình hiệu quả khi mất răng do thiếu canxi

Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình hiện đại nhất cho đến hiện tại. Bên cạnh việc bổ sung canxi, việc phục hình răng bằng Implant sẽ giúp ngăn chặn biến chứng tiêu xương, kích thích xương hàm phát triển, đồng thời không xâm lấn đến răng bên cạnh, hạn chế nguy cơ mất thêm răng.

Khả năng ngăn chặn tiêu xương đến từ trụ Implant cấy trong xương hàm, chúng sẽ dẫn truyền lực ăn nhai tới các mô, kích thích xương phát triển, bảo vệ và duy trì cấu trúc gương mặt.

Bên cạnh đó, tuổi thọ của Implant rất cao, bạn có thể chỉ cần thực hiện một lần và sử dụng đến trọn đời miễn là chăm sóc đúng cách, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện.