Bài viết có tham khảo nghiên cứu khoa học chủ đề: “Dental Implants: Modern Materials and Methods of Their Surface Modification” với sự đồng thuận từ các chuyên gia nghiên cứu.
Tiêu chí lựa chọn trụ Implant mà bạn cần cân nhắc bao gồm: Chọn sử dụng Implant thuần chất, độ cứng chắc cao, tích hợp xương tốt và giá cả phù hợp. Trụ Implant đáp ứng được những tiêu chí này sẽ giúp bạn lành thương nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo tốt khả năng tạo lực nhai và bền chắc lâu dài. Bài viết dưới đây của Implant Center sẽ giới thiệu cho bạn 8 tiêu chí chọn trụ implant được các chuyên gia khuyến nghị hiện nay.
Trồng răng Implant có mấy loại?
Có nhiều người hiện nay vẫn còn thắc mắc cắm implant là gì? Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng đã mất bằng cách gắn răng giả lên một trụ Implant đã được cấy vào xương hàm. Kỹ thuật này giúp khôi phục các chức năng răng và vẻ đẹp gương mặt, giúp khách hàng có thể ăn nhai và giao tiếp bình thường.
Trồng răng implant có thể phân biệt dựa trên:
- Dựa trên vật liệu làm trụ Implant: Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu lâm sàng, vật liệu chính khi cấy implant là titanium và hợp kim của nó, thép không gỉ, hợp kim zirconium (bao gồm cả ceramics dựa trên zirconium dioxide), tantali và hợp kim của nó, cũng như các vật liệu khác (ceramics dựa trên oxit nhôm, silicon nitride,…). [1]
- Dựa trên hình dáng của trụ Implant: Trụ Implant có thể được chia thành các loại như trụ Implant thẳng, cong, hình nón, hình chóp,…
- Dựa trên phương pháp cấy ghép Implant: Implant có thể được trồng theo phương pháp tức thì hoặc phương pháp truyền thống (sau khi nhổ/mất răng một vài tháng).
Tại sao cần chọn lựa kỹ lưỡng loại trụ Implant khi phục hình răng?
Trụ Implant đóng vai trò làm chân răng, được cấy vào bên trong xương hàm và có khả năng liên kết sinh học với mô xương. Việc chọn lựa trụ Implant thích hợp với kết cấu xương hàm sẽ làm tăng khả năng tích hợp với xương và tiết kiệm thời gian điều trị. Do đó, việc nắm được 8 yếu tố đánh giá một Implant phù hợp là điều rất quan trọng, quyết định đến tuổi thọ và độ chắc khỏe của răng Implant.
8 tiêu chí lựa chọn trụ Implant bạn cần biết
Sử dụng trụ implant nào tốt là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm khi trồng răng. Bạn hãy chọn lựa trụ Implant dựa theo 8 tiêu chí sau đây:
Xem thêm: Phương pháp trồng răng Implant All on 4/ Implant All on 6
Thiết kế đại thể của Implant
Thiết kế bao gồm đường kính, chiều dài và đặc điểm bề mặt, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tích hợp xương khi cấy ghép Implant. Trụ có ren thường mang lại độ ổn định và phân bổ ứng suất tốt hơn so với thiết kế thông thường [2].
Các dòng trụ Implant thông thường sẽ được chế tạo với dạng hình trụ hoặc thuôn dần như chiếc đinh vít. Trên bề mặt trụ là các vòng ren xoắn liên tục để tăng diện tích tiếp xúc, nâng cao khả năng tích hợp tế bào xương.
Xem thêm: 3 thời điểm cấy ghép Implant vùng thẩm mỹ thích hợp
Chọn thương hiệu cung cấp trụ răng Implant uy tín, chất lượng
Có rất nhiều thương hiệu trụ Implant trên thị trường với chất lượng và giá thành khác nhau. Nên chọn những thương hiệu Implant uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận bởi các tổ chức y tế uy tín quốc tế như FDA (Hoa Kỳ), CE (Châu Âu).
Trên thị trường hiện nay có một số thương hiệu Implant uy tín, xuất hiện lâu năm trên thị trường hiện nay bao gồm: Straumann (Thụy Sĩ), Nobel Biocare (Thụy Điển), Zimmer Biomet (Mỹ), Dentsply Sirona (Mỹ), trụ Implant Kontact (Pháp)…
Chính sách bảo hành của loại trụ Implant
Chế độ bảo hành là yếu tố quan trọng đảm bảo quyền lợi của bạn trong trường hợp xảy ra sự cố với trụ Implant. Nên chọn những loại trụ Implant có chế độ bảo hành lâu dài, ít nhất 15 đến 20 năm, thậm chí là hơn nữa.
Công nghệ xử lý bề mặt của Implant
Công nghệ này giúp cho tế bào tạo xương đến bám vào bề mặt của trụ Implant, hình thành sự kết nối giữa xương và Implant một cách nhanh chóng, hiệu quả, chắc chắn, giúp Implant đạt được độ ổn định về mặt lâu dài.
Hiện nay, các công nghệ xử lý bề mặt tân tiến nhất được ứng dụng bao gồm công nghệ thổi cát, công nghệ Active và công nghệ thủy phân axit. Khi lựa chọn Implant, bạn nên tìm hiểu và chọn lựa những loại trụ được xử lý bề mặt bằng những công nghệ hiện đại này.
Xem thêm: Những nhược điểm của trồng răng Implant
Chọn sử dụng Implant cứng chắc
Chức năng của Implant là thế chỗ chân răng thật đã mất, làm trụ nâng đỡ răng sứ và tạo lực để thực hiện hoạt động ăn nhai. Trụ chân răng phải chịu lực tác động trong thời gian dài nên khi lựa chọn trụ cần đặc biệt lưu ý tới độ cứng chắc. Ngoài ra, liên kết giữa trụ Implant và khớp nối Abutment cũng cần phải đảm bảo độ bền chắc.
Chọn sử dụng Implant tích hợp xương tốt
Tiêu chí lựa chọn trụ Implant tiếp theo là khả năng tích hợp xương hàm. Trụ Implant sẽ không bị đào thải trước khi thực hiện nhiệm vụ của một chân răng.
Mật độ và thể tích xương đầy đủ là yếu tố quan trọng để cấy ghép Implant thành công. Nhìn chung, khuyến nghị nên có chiều rộng xương tối thiểu là 4–5 mm và chiều cao xương tối thiểu là 10 mm để hỗ trợ cấy ghép [3].
Thời gian tích hợp Implant là thời gian cần thiết để xương hàm bám dính chắc chắn vào trụ Implant. Trụ Implant có thời gian tích hợp nhanh sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị và cho phép gắn mão răng sứ sớm hơn. Nên ưu tiên lựa chọn trụ Implant có thời gian tích hợp nhanh, thường trong khoảng 3 – 6 tháng.
Xem thêm: 6 thành phần trong bộ dụng cụ phẫu thuật trồng răng Implant
Chọn sử dụng Implant có kích thước phù hợp
Để đảm bảo việc đặt trụ diễn ra thuận lợi, hiệu quả và không làm ảnh hưởng tới chân răng bên cạnh thì bạn cần chọn sử dụng các dòng Implant có đường kính phù hợp. Điều này cũng sẽ giúp trụ chân răng liên kết với xương hàm nhanh hơn.
Dòng Implant với độ lớn nhỏ phù hợp cũng sẽ được bác sĩ tư vấn cho khách hàng sau khi chụp CT, đánh giá chất lượng xương và nắm rõ chiều rộng, chiều cao xương hàm.
Cân nhắc mức giá trụ Implant
Giá thành phù hợp cũng là một trong các tiêu chí lựa chọn trụ Implant, khách hàng thường ưu tiên trồng răng implant giá rẻ. Một điều hiển nhiên là các dòng trụ chân răng chất lượng cao sẽ có giá thành đắt hơn. Tuy nhiên, các sản phẩm Implant chính hãng, chất lượng tốt như Implant Hàn Quốc vẫn đảm bảo được hiệu quả phục hình cao. Tỷ lệ trồng răng thành công sẽ phục thuộc nhiều hơn và cơ sở nha khoa thực hiện và cách chăm sóc của khách hàng.
Các loại trụ Implant có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
Các loại trụ Implant có những đặc điểm giống nhau và khác nhau như sau:
Đặc điểm chung của các loại trụ Implant là gì?
- Chất liệu: Tất cả các loại trụ trồng Implant đều được làm từ vật liệu titanium, một kim loại có độ an toàn sinh học cao, tương thích với cơ thể và không gây kích ứng.
- Chức năng: Trụ Implant có chức năng thay thế chân răng đã mất, giúp gắn mão sứ để phục hình chức năng ăn nhai.
- Cấu tạo: gồm ba phần chính: thân trụ, phần kết nối và vít.
- Quá trình cấy ghép: Quá trình được thực hiện thông qua phẫu thuật gây tê cục bộ, bác sĩ sẽ cấy trụ Implant vào xương hàm trước khi gắn mão răng sứ.
So sánh các loại trụ implant khác nhau ở điểm nào?
- Thiết kế: Các loại trụ Implant có thể có thiết kế khác nhau về hình dạng, kích thước và bề mặt. Kích thước trụ implant ảnh hưởng đến khả năng tích hợp xương, khả năng chịu lực của răng Implant.
- Chất liệu titan: Một số loại trụ Implant được làm từ titanium pha tạp chất. Chất liệu titan pha tạp chất có thể ảnh hưởng đến độ ổn định sinh học và khả năng tương thích.
- Thương hiệu: Có rất nhiều trụ Implant trên thị trường. Lựa chọn trụ Implant uy tín sẽ đảm bảo chất lượng và độ bền cho răng Implant.
- Giá thành: Giá thành của trụ Implant dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy thuộc vào xuất xứ, chất liệu.
- Công nghệ xử lý: mỗi dòng Implant được chế tạo với nhiều công nghệ khau như: công nghệ xử lý bằng thủy phân Axit (EA), công nghệ SLA – Implant thế hệ Active, công nghệ xử lý vùng cổ bằng vi ren, vùng cổ bằng Laser, vùng cổ bằng Platform Switching,…
Tầm quan trọng của trụ răng Implant trong phục hình răng
Răng cần vững vàng, cứng chắc để tạo lực ăn nhai tốt, giúp khách hàng nhai cắn và nghiền nát thức ăn. Nhất là đối với những trường hợp bị mất răng và cần phục hình răng giả.
Vậy, trồng răng implant có tốt không? Trong phương pháp trồng răng Implant, trụ Implant giữ vai trò là chân răng, có khả năng tích hợp với xương hàm, không gây tiêu xương. Chúng sẽ được đưa vào trong xương bằng một cuộc tiểu phẫu. Sau khi đã tích hợp chắc chắn với xương hàm, thân răng sứ sẽ được gắn lên trên để tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh.
Nắm được các tiêu chí lựa chọn trụ Implant và chọn đúng dòng Implant thích hợp với kết cấu, tình trạng xương hàm sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị, từ đó đảm bảo chất lượng, khả năng ăn nhai và tuổi thọ của răng sau phục hình.
Câu hỏi thường gặp
Có mấy loại kỹ thuật trồng răng Implant phổ biến?
Như đã chia sẻ, với câu hỏi “trồng răng Implant có mấy loại?”, thông thường sẽ được chia thành 2 loại chính. Thông tin cụ thể về các phương pháp này như sau:
- Implant đơn lẻ: phục hồi một hoặc một vài răng đã mất không liền kề theo nguyên tắc mỗi răng Implant thay thế 1 răng đã mất.
- Cầu răng trên Implant: được áp dụng cho trường hợp mất nhiều răng liền kề. Trụ Implant sẽ được cấy ghép vào vị trí của các răng đã mất, sau đó một cầu răng với số lượng răng sứ tương ứng với số răng đã mất sẽ được gắn lên các trụ Implant để phục hồi răng đã mất.
Cấy trụ Implant toàn hàm nên chọn loại nào?
Lựa chọn loại trụ Implant phù hợp cho implant toàn hàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, cấu trúc xương hàm, chi phí điều trị và nhu cầu thẩm mỹ của bạn. Dưới đây là một số loại trụ Implant phổ biến thường được sử dụng cho cấy ghép toàn hàm:
- Trụ Implant Straumann – Thụy Sĩ: trụ Implant “hoạt nước”, bao phủ lớp màng sinh học SLActive giúp các tế bào xương tăng độ bám.
- Trụ Implant Nobel Biocare – Thụy Điển: cấu tạo từ 4 lớp Titanium cao cấp, bao phủ lớp màng sinh học TiUnite, đẩy nhanh quy trình tích hợp trụ implant vào xương hàm.
- Trụ Implant MIS C1 – Đức: bề mặt nhám Platform Switching cùng vòng ren kép quanh trụ giúp tăng độ bền.
- Trụ Implant Tekka Global D: cấu tạo từ Titanium Eli cấp độ 5, kết nối côn thuôn giúp khuếch tán lực dọc thân Implant. Vòng ren xoắn kép dạng nén xương và được xử lý bởi công nghệ SA2, giúp trụ có thể tích hợp dễ dàng.
- Trụ Implant Dentium Superline – Mỹ: phủ nhám SLA, kết hợp với các hạt mài lớn và kháng axit, mô xương bám chắc chắn nhờ vào thiết kế rãnh xoắn đôi trên bề mặt trụ.
Xem thêm: Mất răng lâu năm có trồng implant được không?
Qua những tiêu chí lựa chọn trụ Implant được chia sẻ trên đây, Implant Center mong rằng bạn có thể chọn lựa cho mình sản phẩm phẩm Implant phù hợp một cách dễ dàng. Để được thăm khám, tư vấn miễn phí về tình trạng răng miệng, phương án điều trị cũng như loại trụ chân răng thích hợp, bạn hãy ghé qua Implant Center ngay hôm nay nhé.
Chú thích
3. Kumar, S., Yadav, R., & Singh, S. (2015). Immediate placement of endosseous implants into extraction sockets: A review. Journal of Dental Research, 94(7), 1-8.